105+ Miếu thờ để tro cốt bằng đá ở Quảng Ninh
105+ Miếu thờ để tro cốt bằng đá ở Quảng Ninh thiết kế nhỏ gọn có mái che. Miếu còn được gọi là miễu (cách gọi của người miền Nam). Miếu thờ là nơi qủy thần an ngự. Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu- tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng.
Miếu thờ bán tại các huyện trong tỉnh Quảng Ninh
Mẫu miếu thờ trước sân tại TP Hạ Long, Mẫu miếu thờ bằng đá mỹ nghệ bán tại TP Móng Cái, Mẫu miếu thờ bằng đá granite bán thị xã Thái Hòa, Mẫu khóm thờ bằng đá tự nhiên bán tại huyện TP Uông Bí, Mẫu khóm thờ có mái bán tại thị xã Đông Triều, Mẫu miếu thờ không mái đá khối bán tại thị xã Quảng Yên, Mẫu miếu thờ thần linh bán tại huyện Ba Chẽ, Mẫu miếu thờ tổ tiên bán tại huyện Bình Liêu, Mẫu miếu thờ gia tộc bằng đá bán tại huyện Cô Tô, Kích thước miếu thờ tại huyện Đầm Hà, Giá bán miếu thờ tại huyện Hải Hà, Mẫu miếu thờ gia đình bằng đá bán tại huyện Vân Đồn, Mẫu miếu thờ bằng đá tại huyện Tiên Yên, Mẫu miếu thờ đá xanh đẹp bán tại TP Cẩm Phả, Mẫu miếu thờ bằng đá khối bán tại Quảng Ninh
Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.
Kích thước miếu thờ – miếu thờ tro cốt- nhà chứa hủ tro cốt
Kích thước miếu đá để hủ tro cốt, kích thước xây nhà để hũ tro cốt được khá nhiều người quan tâm. Kích thước miếu thờ được tính toán dựa vào lỗ ban. Thước Lôc Ban phong thủy âm phần 38,8 cm được chia 8 cung. Nhưng khi xây dựng nên lưu ý đến diện tích khuôn viện định xây dựng miếu thờ cốt. Nhà chứa cốt, cũng như nhu cầu thực tế để có sự lựa chọn kích thước phù hợp cân đối với diện tích hiện có.
Một số kích thước thông dụng quý khách tham khảo:
Kích thước miếu thờ đá đơn chữ nhật: 81×107(cm). 81×127(cm), 89×133(cm), 89×133(cm), 89×147(cm). 107×147(cm), 107×155(cm), 107×167(cm), 117×167(cm). 117×185(cm),127×197(cm), 147×217 (cm), 176×235(cm)…
Kích thước miếu thờ đá hình vuông: 81×81(cm), 89×89(cm). 107×107(cm), 127×127(cm), 133×133(cm). 147×147(cm), 155×155(cm), 167×167(cm). 197×197(cm), 215×2155(cm), 255×255(cm)…
Kích thước miếu thờ đôi, lăng mộ đôi, mộ đôi: 107×167(cm). 117×185(cm),127×197(cm), 147×217 (cm). 176×235(cm), 147×167(cm), 169×197(cm)…
Kích thước miếu thờ cánh, lăng thờ cánh: 275(cm), 281(cm), 300(cm), 322(cm), 342(cm)…
Cách phân biệt miếu – am – đền – đình
Cách phân biệt miếu thờ
Miếu là nơi được dùng để thờ cúng những người đã qua đời nhưng có những đóng góp lớn lao cho cộng đồng xã hội và được tôn vinh như Thần. Miếu làng là để thờ Thành hoàng làng (Vị Thần bảo trợ cho làng). Văn miếu để thờ Khổng Tử (Người khai sinh ra đạo Khổng) và những danh nhân có tài học thuật uyên thâm được người dân xưng tụng của một vùng đất. Miếu khác với Chùa dùng để thờ Phật. Đền dùng để thờ Thánh.
- Miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu sơn thần
- Miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu thủy thần.
- Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ
- Thái miếu: thờ các vị chúa Nguyễn
- Văn miếu/ Văn thánh miếu: thờ Khổng Tử
- Võ miếu: thờ Quan Công. Riêng ở Huế thờ Trần Quốc Tuấn và các vị tướng công thần nhà Nguyễn
- Y miếu: thờ Phục y, Thần nông, Hoàng đế, Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãng Ông
Cách phân biệt am thờ
Am được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.
Với người Việt, am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là am.
Cách phân biệt đền thờ
Đền để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.
Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc. Như đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh….
Ở chùa người ta sẽ tụng kinh còn ở đền, phủ là hát hầu đồng và hát chầu văn. Tuy nhiên nghi lễ này chỉ do những Thanh đồng tức những người có căn quả hợp để hầu Thánh và Mẫu. Theo tín ngưỡng thờ Mẫu thì hầu đồng chính là nghi lễ mà các Thanh đồng được thánh giáng đồng (nhập xác) thông qua các giá hầu để ban phát phúc, lộc cho mọi người).
Cách phân biệt đình thờ
Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam. Đình thờ Thành hoàng của các làng.
Để phân biệt chùa và đền với đình thì điểm khác biệt rõ rệt là địa điểm, xây chùa và đền chọn nơi tĩnh mịch, có khi u tịch, khuất lối còn đình làng chủ yếu lấy địa điểm trung tâm. Lý tưởng nhất là đình có địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước.
Đình thường cao ráo, thoáng mát, nóc có tượng đôi rồng lượn tranh lấy quả châu, trên các thanh xà ngang là những bức hoành phi câu đối. Nơi thiêng liêng nhất để thờ thần là điện thờ. Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê. Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng. Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng.
Cơ sở tư vấn – bán miếu thờ đẹp bằng đá ở Quảng Ninh
Cơ sở đồ thờ mỹ nghệ Mai Linh chuyên sản xuất, lắp đặt các sản phẩm cho các công trình tâm linh ở toàn vùng miền đất nước.
Với phương châm: “Giữ vững tín ngưỡng” và “trao niềm tin – nhận tài lộc”. Chúng tôi luôn hỗ trợ khách hàng: tư vấn – khảo sát vị trí – chọn sản phẩm phù hợp để mang tới những gì tốt đẹp nhất khi hợp tác với chúng tôi.Ngoài ra chúng tôi còn sản xuất các sản phẩm bằng đá mỹ nghệ như: Mộ đá tự nhiên , Lăng mộ đá nguyên khối, Cổng đá , Khu nhà mồ bằng đá xanh tự nhiên, Kiến trúc đá, bình phong đá….
Cơ sở sản xuất: Làng đá Ninh Vân – Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Kho hàng : 6DN6, KDC An Sương, quận 12, Hồ Chí Minh ( Phía sau chợ An Sương)
Văn phòng: 392/3 Cao Thắng, phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Điện thoại – zalo tư vấn: 037.9655.349 Mrs. Mai Linh