Cầu con- cầu duyên tại Chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng- Cầu Con Cầu Duyên Cầu Gia Đạo Linh Thiêng Bậc Nhất

Chùa NGọc Hoàng là nơi thờ Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ coi sóc việc sinh con đẻ cái. Đó là lý do vì sao ngôi chùa này nổi tiếng cầu con cái vô cùng linh nghiệm. Tại các điện, chùa cũng thờ những vị thần linh khác nổi tiếng trong đời sống tâm linh của người Trung Hoa.

Nhìn chung, khi đến chùa Ngọc Hoàng, bạn có thể hướng tâm cầu con, cầu bình an cho gia đình. Ngoài ra, người trẻ còn có thể cầu tình duyên với tượng thờ Thánh Mẫu và ông Tơ, bà Nguyệt.

Đôi nét về Chùa Ngọc Hoàng và lịch sử tạo nên ngôi chùa nổi tiếng

Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ, làm theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Chùa xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án… bằng các chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi.
Khuôn viên chùa rộng khoảng 2.300 m2. Phía trước có ngôi miếu nhỏ đặt tượng Hộ pháp. Cổng tam quan nổi bật với những đường nét uốn lượn hình sóng nước của hai con rồng theo tư thế “tranh châu”.
Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng. Có phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa như: thần Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần giữ cửa), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Táo Quân (thần lò bếp), thần Hà Bá (thần sông nước), Văn Xương và thần Lã Động Tân (thần văn chương), Thái Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề), Nữ Oa Thánh Mẫu, 12 bà mụ, 13 đức thầy v.v… Ngoài ra, chùa còn thờ thần Thành hoàng…Nhìn chung, các pho tượng thờ trong điện thờ đều là những tác phẩm điêu khắc gỗ đẹp.
Lễ hội lớn nhất là Vía Ngọc Hoàng diễn ra ngày 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, tương truyền là ngày sinh của Ngọc Hoàng Thượng đế. Ngày 15 tháng 10 năm 1994, chùa Ngọc Hoàng được công nhận là một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia

Vì sao Chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng cầu con

Con cái là điều mà mỗi cặp vợ chồng đều muốn. Không lạ gì khi hiện nay sự vô sinh ngày càng nhiều. Những người phụ nữ dến Chùa Ngọc Hoàng ngày càng đông để cầu mong con cái. Thật sự có linh thiêng hay chỉ là lời đồn?

Xem thêm bài viết:   46+ mẫu lăng thờ đá kích thước chuẩn phong thủy

Ngọc Hoàng sáng tạo ra loài người và mỗi người phụ nữ đều có chức năng làm mẹ. Trẻ nhỏ là sự ngây thơ, hồn nhiên và trong sáng nhất. Vì vậy Ngọc Hoàng đã tạo ra 12 bà mụ để để giao phó trách nhiệm.

Danh sách 12 bà Mụ, mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng, bao gồm:
Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh)
Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai)
Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai)
Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).
Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử)
Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).

Cầu duyên tại Chùa Ngọc Hoàng luôn linh nghiệm

Cầu duyên ở chùa Ngọc Hoàng được biết đến nhiều với nguyện vọng cầu duyên viên mãn. Các đôi bạn trẻ khi đã có người mong muốn kết duyên vợ chồng có thể đến đây thành tâm cầu nguyện.

Xem thêm bài viết:   55+ Mẫu mộ đá tháp đẹp - bảo tháp đá đẹp

Sau khi thắp hương, thành tâm khấn tên mình và tên người ấy, người khấn chỉ cần sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt để xin tình duyên viên mãn. Thánh Mẫu sẽ thỏa ước nguyện, để ông Tơ, bà Nguyệt kết duyên tơ hồng.

Bên cạnh cầu con cái và tình duyên, chùa Ngọc Hoàng còn nổi tiếng linh nghiệm trong việc cầu sức khỏe, bình an. Bạn có thể ghé thăm tượng Hoa Đà tiên sư để thành tâm cầu khấn.

Hằng năm, vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch, chùa vẫn thường lệ tổ chức lễ vía Ngọc Hoàng. Đây là một ngày đại lễ, được cho là dịp ban phúc lành lớn. Vào dịp này, lượng khách viếng chùa rất đông, bạn có thể vừa đến cầu nguyện, vừa tham quan, tận hưởng không khí lễ hội tại đây.

>> Xem thêm các sản phẩm miếu thờ các thàn linh tại: Miếu thờ thần linh bằng đá nguyên khối 

Địa chỉ và hướng dẫn đi đến Chùa Ngọc Hoàng 

Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XX, do một người tên Lưu Minh với pháp danh là Lưu Đạo Nguyên người Quảng Đông, Trung Quốc xây dựng. Ban đầu vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, được Lưu Minh sử dụng vừa là nơi  thờ phượng, vừa làm nơi họp kín để lên kế hoạch lật đổ nhà Mãn Thanh.

Chùa Ngọc Hoàng còn có tên gọi khác là Điện Ngọc Hoàng hay chùa Phước Hải Tự là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng từng tiếp đón tổng thống Mỹ Barack Obama. Tọa lạc tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ quen thuộc với người dân Sài Gòn cũng như du khách bởi vẻ đẹp cổ kính và là nơi linh thiêng để cầu tình duyên, con cái.

Xem thêm bài viết:   Tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Chùa Ngọc Hoàng được đặt tại địa chỉ 73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM. Bạn có thể di chuyển đến chùa bằng nhiều phương tiện khác nhau như:

– Xe buýt: hiện nay có các tuyến xe Buýt số 18, 93, 150 đến các điểm dừng gần chùa Ngọc Hòa như đường Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Đình Chiểu, Đài truyền hình Thành Phố,… Từ các điểm dừng này bạn có thể đi bộ, xe ôm hoặc Taxi để đến chùa.

– Xe máy, ô tô: Nếu bạn sử dụng xe máy hay ô tô cá nhân, hãy tìm địa chỉ trên bản đồ và lái xe theo hướng dẫn.

– Taxi/xe ôm: Nếu bạn muốn di chuyển thoải mái và không mất thời gian, hãy gọi taxi hoặc đặt xe grab để đến chùa Ngọc Hoàng.

– Nếu bạn ở các tỉnh khác đến thành phố, thì có thể chọn phương tiện như máy bay, xe khách phù hợp, khi đến trung tâm thành phố bạn có thể đặt taxi hay xe ôm chở bạn đến chùa. Hoặc đặt xe dịch vụ để tài xế chở bạn đến đúng chùa Ngọc Hòa, tuy nhiên do đường Mai Thị Lựu tương đối nhỏ bạn nên cân nhắc với những xe kích thước lớn.