Miếu thờ Cô Bé Hoa Mai ở đâu – cầu xin điều gì
Miếu thờ Cô Bé Hoa Mai ở đâu – cầu xin điều gì linh thiêng. Phía ngoài miếu, có tấm biển đề: Miếu Động Mai. Tuy nhiên, người dân xung quanh vẫn gọi đây là miếu ‘cô Mai Hoa’
Sự tích kể rằng, khi xưa có một cô bé xinh đẹp độ tuổi 12 không may sảy chân rơi xuống sông Kim Ngưu mà chết. Mộ của cô bé được xây ngay gần bờ sông nhưng lâu ngày có một tổ mối đùn lên to như tổ ong. Thấy vậy người dân đã lập một miếu thờ nhỏ.
Nằm dưới những tán cây xanh mát kế bên dòng sông Kim Ngưu tại vị trí đối diện tòa nhà số 18 đường Tam Trinh. Miếu thờ Cô Bé Mai Hoa nếu nhìn từ phía bên ngoài trông sẽ khá nhỏ, rất khó để phát hiện ra nếu không để ý. Tại đây miếu không chỉ thờ riêng Cô Bé Mai Hoa mà còn phối thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, Mẫu Thiên Tiên cùng các vị thần linh khác.
Bí ẩn về ngôi miếu
Tôi nghe kể lại, cô Mai Hoa là người làng Mai Động. Cô mất lúc mới ra đời và được chôn cất ở ven sông Kim Ngưu. Sau đó, người trong làng lập một ban thờ nhỏ ngay phía trên ngôi mộ, thỉnh thoảng thắp hương, an ủi vong linh’.
Trong khi đó, một số người lại cho rằng, cô Mai Hoa mất lúc 12 tuổi, do trượt chân xuống sông. Tuy nhiên, cô mất vào năm nào không ai rõ.
Ban thờ nằm ngay cạnh kho vật liệu của gia đình nên ông thường quét dọn, thu gom hương hoa và chăm sóc cho nơi thờ.
Sau năm 2000, nhiều dự án nhà cao tầng được hình thành ở khu vực lân cận. Các chủ thầu xây dựng thấy nơi thờ có nhiều người đến thắp hương, khấn vái nên đã dựng khung sắt, lợp mái tôn nhằm mục đích tránh mưa nắng cho bát hương và những người đến lễ.
Dần dần, nơi thờ được nhiều người biết đến và gọi tên là miếu Động Mai (hay còn gọi là miếu cô Mai Hoa).
Tháng 11/2018, vào lúc 4h sáng, ngôi miếu bị bốc cháy dữ dội khiến nhiều câu chuyện được đồn thổi. Tuy nhiên, theo ông Hiển, nguyên nhân là do những người đi chợ sớm vào thắp hương, gặp ngày gió to nên tàn hương rơi xuống, ngọn lửa bùng lên, thiêu rụi ngôi miếu, chỉ còn trơ lại khung sắt.
Văn khấn khi đi lẽ ở miếu thờ cô bé Hoa Mai
Việc sắm đồ lễ kĩ càng một phần tỏ tường lòng thành kính của người đi lễ với bậc Thánh Thần. Có như vậy mới mong điều ước sớm tới tai bề trên, được ngài soi xét, phù trợ
– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản…,
– Lễ Mặn: Gồm xôi, gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín.
– Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng)
– Lễ vàng mã: tiền, vàng, nón, hia…
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là …………………………………………………… Tuổi ………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..( âm lịch)
Hương tử con đến nơi ………………………………………….. (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ. Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng
chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm sắm sửa dâng lên lễ bạc hương. Hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm, trình cáo
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giámrủ lòng thương xót. Phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào. Mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng,
sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Sau khi đã khấn xong và hành lễ tại các điện thờ. Trong thời gian chờ đợi một tuần hương. bạn có thể tham quan phong cảnh nơi phát tích và chiêm bái.
Thắp hết một tuần hương thì có thể thắp thêm một tuần hương. Thắp hương xong, lạy 3 lạy trước mỗi bàn thờ, sau đó hạ tiền, vàng… Khi hóa tiền, hóa vàng… cần hóa lần lượt từng lễ, từ lễ chính đến lễ cuối tại bàn thờ.
Sau khi xoay tiền vàng, họ hạ các lễ vật khác. Khi hạ lễ từ ban ngoài cùng vào ban chính.